Mụn đầu đen là loại mụn cứng đầu, khó điều trị là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về chúng. Vậy mụn đầu đen là gì? Phải làm sao để loại bỏ được mụn đầu đen hiệu quả.
Nội dung chính:
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen hay mụn trứng cá dạng hở thường xuất hiện nhiều ở mũi, cằm, trán hoặc hai bên má… Ngoài ra, chúng đôi khi còn xuất hiện ở lưng, ngực, cánh tay, cổ, vai. Người có làn da nhờn sẽ dễ bị mụn đầu đen hơn.
Tuyến nhờn của chúng ta hoạt động mạnh mẽ nhưng lại bị tế bào chất, khói bụi làm tắc nghẽn gây mụn. Những mụn lấm tấm đen trên mũi là sợi bã nhờn, khi bị oxy hóa phần đầu mụn sẽ chuyển thành màu đen. Đây chính là mụn đầu đen.
Tại sao mãi không hết mụn đầu đen?
Mụn đầu đen được hình thành là do bã nhờn, tế bào chết không được loại bỏ ra ngoài gây bít tắc lỗ chân lông. Khi chúng bị oxy hóa sẽ có màu đen ở đầu mụn.
Các tế bào da lót trong tuyến bã nhờn sau khi chết đi sẽ di chuyển lên bề mặt da để đào thải. Tuy nhiên, tốc độ tế bào da chết nhanh nên quá trình đào thải này bị trì hoãn. Do đó, tế bào chết luôn luôn tồn tại nên điều hiển nhiên là mụn đầu đen mãi không hết.
Dấu hiệu triệu chứng của mụn đầu đen
- Dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường trên da mặt.
- Mụn nhỏ hơi nhô trên bề mặt da
- Có màu tối, đen
- Không gây đau nhức, sưng đỏ
- Nếu nặn gây viêm nhiễm và có thể trở thành mụn mủ, mụn bọc
Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Mụn đầu đen xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có:
- Môi trường sống: Khí hậu ẩm, nóng, nhiều khói bụi, ô nhiễm khiến da tiết nhiều mồ hôi, chất nhờn. Không vệ sinh sạch, kỹ dẫn đến lỗ chân lông bị tắc gây mụn đầu đen.
- Tuyến nhờn sản xuất nhiều dầu nhờn, kết hợp với tế bào da chết làm tắc nghẽn nang lông.
- Di truyền: Nếu cha mẹ bị mụn đầu đen lâu năm cũng có thể di truyền lại cho con cái. Nếu do nguyên nhân này thì chữa trị mụn đầu đen gặp nhiều khó khăn, chúng sẽ xuất hiện lại sau một thời gian ngắn.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn nhiều thức ăn chiên xào, cay nóng.
- Tâm trạng lo lắng, căng thẳng gây đổ mồi hôi, tiết nhờn dễ xuất hiện mụn đầu đen.
- Tác dụng phụ của thuốc như androgen, steroid, corticoid, lithium, thuốc tránh thai.
- Bề mặt da có nhiều vi khuẩn, nhất là vi khuẩn propionibacterium acnes.
- Thay đổi nội tiết tố làm tăng lượng chất nhờn ở thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn đầu đen
Ngoài những nguyên nhân ở trên thì còn có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị mụn đầu đen. Chẳng hạn:
- Dị ứng mỹ phẩm, chất tẩy rửa
- Mặc quần áo bí bách, không thông thoáng làm bít các lỗ chân lông.
- Ra nhiều mồ hôi
- Độ ẩm môi trường sống cao
- Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, hành kinh hoặc khi dùng thuốc tránh thai
- Chế độ dinh dưỡng, lối sống làm tế bào da chết và thanh mới quá nhanh
- Đang sử dụng một số loại thuốc có chứa corticoid, androgen, lithium
Có nên nặn mụn đầu đen không?
Mụn đầu đen là những chất nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại dưới bề mặt da ở các lỗ chân lông. Khi nặn mụn đầu đen vi khuẩn có thể lan ra những vùng xung quanh, làm bít tắc lỗ chân lông ở vùng đó. Bên cạnh, việc nặn mụn có thể để lại sẹo.
Như vậy, nặn mụn đầu đen không tốt càng khiến cho tình trạng mụn tồi tệ hơn và có thể gây sẹo. Cách tốt nhất là để tự mất đi hoặc áp dụng những cách trị mụn đầu đen an toàn, không tác động mạnh đến da.
Cách trị mụn đầu đen hiệu quả
Để trị mụn đầu đen có nhiều cách, mỗi cách sẽ cho hiệu quả khác nhau. Sau đây là một số cách đem lại hiệu quả cao, đơn giản, dễ thực hiện:
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết lấy đi lớp tế bào chết tích tụ trên bề mặt da, nhờ vậy mà không bị bít lỗ chân lông gây mụn. Có hai cách tẩy tế bào chết là:
- Tẩy tế bào chết cơ học: Chà sát bằng bàn chải hay những sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt. Chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần.
- Tẩy tế bào chết hóa học: Sử dụng Salicylic, Glycolic acid, lột da hóa học, tẩy tế bào chết BHA (beta hydroxy acids), AHA (alpha-hydroxy-acids).
Dùng mặt nạ đất sét
Một trong những cách trị mụn đầu đen hiệu quả là dùng mặt nạ đất sét. Loại mặt nạ này sẽ lấy bụi bẩn, dầu thừa, bã nhờn giúp làm sạch sâu từ bên trong. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì nên tẩy tế bào trước khi sử dụng mặt nạ đất sét.
Lấy mụn đầu đen
Có thể sử dụng các sản phẩm lấy mụn đầu đen dạng gel lột, miếng dán để loại bỏ. Cần tránh dùng tay nặn mụn đầu đen do có thể gây nhiễm trùng.
Sau khi lấy mụn xong, dùng nước muối sinh lý lau mặt thật sạch để tránh nhiễm trùng. Dùng miếng bông cotton thấm nước hoa hồng đắp lên mặt 5 – 10 phút giúp xoa dịu làn da và se khít lỗ chân lông.
Sử dụng banking soda
Pha hỗn hợp banking soda và nước theo tỷ lệ 1: 1. Sau đó chà nhẹ hỗn hợp này lên mũi, vùng khác có mụn đầu đen. Để khô khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm là được.
Dùng bột yến mạch
Bột yến mạch pha với sữa không đường, thực hiện đắp mỗi tuần từ 2 – 3 lần, tình trạng mụn đầu đen sẽ giảm, lỗ chân lông thu nhỏ và da mặn đẹp hơn.
Trị mụn đầu đen bằng kem đánh răng
Chà nhẹ kem đánh răng lên vùng có mụn đầu đen. Để khoảng 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng cách trị mụn đầu đen bằng kem đánh răng chỉ nên thực hiện một tuần từ 1 – 2 lần. Bởi lẽ, kem đánh răng có thể là da mỏng, khô, dễ bắt nắng nếu sử dụng trong thời gian dài.
Lòng trắng trứng gà
Sử dụng lòng trắng trứng gà trị mụn đầu đen khá hiệu quả. Trứng gà bỏ lòng đỏ, lấy lòng trắng rồi dùng vải mềm thấm rồi thoa lòng trắng trứng gà lên vùng da có mụn đầu đen, thường là mũi. Khi mặt nạ khô hoàn toàn, bỏ mặt nạ ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Mụn đầu đen là mụn cứng đầu nên cần phải mất nhiều thời gian để loại bỏ. Vì thế, bạn cần phải kiên trì thực hiện một trong những biện pháp trên sẽ đánh bay được chúng và làn da sẽ đẹp hơn theo thời gian.
Thói quen sinh hoạt hạn chế mụn đầu đen
Bên cạnh thực hiện những cách trị mụn đầu đen trên, bạn có thể hạn chế được chúng nếu thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Rửa mặt thường xuyên: Nên rửa 2 lần/ngày với sữa rửa mặt vào sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Gội đầu thường xuyên: Giảm tình trạng tắc lỗi chân lông nếu như bụi bặm, dầu thừa bám lại trên tóc.
- Nên sử dụng nước tẩy trang, kem chống nắng, mỹ phẩm không chứa dầu.
- Tẩy tế bào chết 1 lần/tuần và đặp mặt nạ 2 lần/tuần.